Theo làm đúng như thế, anh ấy sẽ không liên quan gì nữa.
Nhưng nếu tôi không đủ tiền để rút sổ đỏ ra để sang tên cho riêng mình thì khi ly hôn xong, chồng tôi còn có quyền pháp lý gì trên miếng đất đó không? Chúng tôi có cần sự đồng ý của ngân hàng để sang tên đất cho nhau?
Giờ, tôi muốn để sổ như vậy để đóng lãi trả nợ ngân hàng như trước đây có được không? Hay bắt buộc phải lấy số đỏ ra để sang tên khoản nợ cho tôi?
Xin được giải đáp.
Đọc giả Hà Liên
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình thì trách nhiệm trả nợ gốc và lãi là nghĩa vụ chung của vợ chồng bạn. Hai người có nghĩa vụ ngang nhau trong việc trả số nợ này cho ngân hàng.
Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng bạn đối với ngân hàng: Do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đang thế chấp nên về nguyên tắc không thể chuyển toàn bộ số nợ gốc và lãi (nợ chung của vợ chồng) sang cho một mình bạn cũng như chồng bạn không thể sang tên (tặng cho) bạn một phần hai thửa đất nếu không được sự đồng ý của ngân hàng (chủ nợ).
Theo quy định tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự, chồng bạn chỉ có thể sang tên thửa đất cho bạn nếu được ngân hàng đồng ý. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít khi được ngân hàng đồng ý bởi một số lý do như: khả năng trả nợ của mỗi người là khác nhau, nhiều thủ tục hành chính, pháp lý trong việc sang tên tài sản đang thế chấp phải thực hiện, tiềm ẩn rủi ro cho phía ngân hàng... Hơn nữa, dù khoản vay có tài sản bảo đảm nhưng mong muốn của ngân hàng là người vay tự trả chứ không để ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu nợ.
Với các quy định nói trên, trường hợp không được ngân hàng đồng ý cho chồng bạn sang tên mà bạn vẫn muốn tự mình tiếp tục trả toàn bộ gốc và lãi thì đến khi trả nợ xong (giải chấp) thửa đất này vẫn là tài sản chung của hai người (không phụ thuộc đã ly hôn hay chưa). Lúc này, việc anh ấy có sang tên cho bạn phần tài sản riêng (một phần hai thửa đất) trong khối tài sản chung cho bạn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của anh ấy.
Để tránh phiền phức, rắc rối về sau, vợ chồng bạn nên bàn bạc, thống nhất bằng văn bản về việc tìm nguồn vay khác (một hình thức tương tự như đảo nợ) để giải chấp. Sau khi giải chấp xong thì chồng bạn sang tên thửa đất cho bạn rồi sau đó bạn tiếp tục làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng.
Trường hợp giải pháp trên không thực hiện được thì bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc phân chia tài sản chung, nghĩa vụ chung. Khi giải quyết vụ án, tòa án sẽ tiến hành lấy ý kiến của ngân hàng trước các yêu cầu, đề xuất của vợ chồng bạn và giải quyết vụ kiện theo quy định của pháp luật.
Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội
Nguồn: https://vnexpress.net/khi-ly-hon-vo-chong-co-the-gan-no-khoan-vay-ngan-hang-cho-nhau-4626843-p2.html